Cách Bốc Bát Hương Gia Tiên – Cần Chuẩn Bị Và Lưu Ý Những Gì?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa, cách thức thực hiện và những lưu ý cần thiết khi bốc bát hương để đảm bảo nghi thức được trọn vẹn và linh thiêng.

Bốc bát hương là gì?

Bốc bát hương là một thủ tục cổ xưa của người Việt Nam. Đây là một nghi thức tâm linh quan trọng, thường được thực hiện tại các đền, chùa hoặc trong gia đình để cầu may mắn, tài lộc và sự bình an.

Nguồn gốc của tục lệ này có thể được truy nguyên từ thời xa xưa, khi người Việt còn sống trong xã hội nông nghiệp. Họ tin rằng việc bốc bát hương sẽ giúp kết nối với thế giới tâm linh và các vị thần linh. Theo thời gian, nghi thức này đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt.

Ý nghĩa của việc bốc bát hương không chỉ dừng lại ở việc cầu xin may mắn. Nó còn thể hiện lòng thành kính, sự tôn trọng đối với tổ tiên và các vị thần linh. Đồng thời, đây cũng là cách để con người bày tỏ ước nguyện, những mong muốn sâu kín trong lòng.

Mặc dù xã hội hiện đại đã có nhiều thay đổi, nhưng tục lệ bốc bát hương vẫn được duy trì và phát triển. Điều này chứng tỏ văn hóa truyền thống và niềm tin tâm linh trong lòng người Việt Nam.

cach-boc-bat-huong
Bốc bát hương là thủ tục xưa của người Việt

Những điều cần chuẩn bị trước khi bốc bát hương

Lựa chọn ngày giờ tốt

Tham khảo ý kiến thầy phong thủy hoặc xem ngày tốt trên lịch

Tránh những ngày xấu, ngày kỵ

Những vật dụng cần chuẩn bị để bốc bát hương

  • Bát hương là vật không thể thiếu. Tùy theo tập tục thờ cúng của mỗi gia đình, số lượng bát hương có thể khác nhau.

Tro nếp hoặc tro trấu được ưa chuộng vì trấu bọc gạo được xem là ngọc thực, tượng trưng cho sự thanh sạch và cao quý. Tuy nhiên, tùy theo văn hóa vùng miền một số nơi có thể sử dụng cát thay thế.

  • Tờ hiệu (Dùng để ghi tên người được thờ)

Đây là một mảnh giấy đặc biệt dùng để ghi tên người được thờ

Tờ hiệu thường được làm từ giấy đỏ hoặc vàng, tượng trưng cho may mắn và sự tôn kính.

Trong trường hợp này chúng ta thờ gia tiên thì sẽ viết: PHỤNG THỜ ĐẠI NỘI TỔ TIÊN DÒNG HỌ … CHƯ VỊ CHÂN LINH.

Nếu gia chủ thờ thần linh thổ công, long mạch thì ghi như sau: PHỤNG THỜ: THÀNH HOÀNG BẢN THỔ THẦN LINH THỔ ĐỊA CHI TÔN THẦN

Nếu gia chủ thờ bà cô, ông mãnh (tức thờ những người chết trẻ trong dòng họ) ghi: PHỤNG THỜ: BÀ CÔ ÔNG MÃNH DÒNG HỌ … CHÂN LINH VỊ TIỀN

Nếu gia chủ thờ thần tài, thổ địa thì ghi như sau: PHỤNG THỜ: THẦN TÀI THỔ ĐỊA  CHƯ VỊ CHÂN LINH

Nếu thờ ông công ông táo thì ghi như sau: PHỤNG THỜ: ĐÔNG TRÙ TƯ MỆNH TÁO PHỦ THẦN QUÂN

Nếu một bát hương thờ nhiều người thì ghi chung vào một tờ hiệu hoặc ghi thêm một tờ hiệu khác đều được.

cach-boc-bat-huong
Tờ dị mảnh giấy để ghi tên người được thờ
  • Gói thạch anh ngũ sắc, Giấy trang kim, chỉ ngũ sắc, gừng, rượu trắng, gói ngũ vị hương, trầm hương, các dụng cụ cần thiết khác như thau, chậu, …

Giấy trang kim là loại giấy chuyên dụng, có một mặt được phủ lớp kim loại màu vàng óng ánh. Loại giấy này thường được sử dụng để gói thất bảo hoặc các vật phẩm khác trong nghi lễ tâm linh

  • Bộ Thất Bảo (cốt bát hương): Bao gồm Vàng, bạc, ngọc, xà cừ, san hô đỏ, thạch anh, mã não. Ý nghĩa của từng loại

Vàng: Tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý.

Bạc: Tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh cao.

Tiền cổ: Tượng trưng cho sự thịnh vượng, tài lộc.

Ngọc: Tượng trưng cho sự may mắn, bình an.

San hô: Tượng trưng cho sự trường thọ, sức khỏe.

Hổ phách: Tượng trưng cho sự bảo vệ, trừ tà.

Thạch anh: Tượng trưng cho sự thông tuệ, sáng suốt.

cach-boc-bat-huong
Bộ thất bảo và tờ dị
  • Sắm đồ lễ: Gia chủ có thể chuẩn bị tùy tâm theo điều kiện tài chính. Tuy nhiên, đồ lễ phải là đồ mới, đảm bảo sự tươi ngon.

Các bước bốc bát hương

Nghi thức bốc bát hương cần được thực hiện cẩn thận, đúng theo các bước chuẩn phong thủy để tỏ lòng thành kính và cầu mong sự phù hộ, bình an.

Trích theo quyển “ Tập Văn Cúng Gia Tiên ( Văn Khấn Nôm Tại Nhà ) “ của Đại Đức: Thích Thiền Phong ( Thẩm định và hiệu đính ). Ta có hướng dẫn chi tiết các bước bốc bát hương

Bước 1: Tẩy uế cho bát hương

Chuẩn bị: Giã nhỏ gừng tươi sau đó thêm một chút rượu trắng, khi đó sẽ tạo thành hỗn hợp rượu gừng. Rượu gừng có tác dụng tẩy uế mạnh mẽ.

Nhúng khăn sạch vào hỗn hợp rượu gừng ấm và lau kỹ bên trong và bên ngoài bát hương. Chú ý lau kỹ các ngóc ngách và họa tiết trên bát hương. Dùng khăn sạch lau khô bát hương

Bước 2: Đặt bộ thất bảo và tờ hiệu vào bát hương

Trải giấy trang kim ra rồi đặt thất bảo và tờ hiệu vào giữa.

Gấp các mép giấy lại, bọc kín thất bảo và tờ hiệu

Dùng chỉ đỏ hoặc dây ngũ sắc buộc chặt gói thất bảo.

Đặt gói thất bảo xuống đáy bát hương, sau đó mới cho tro sạch vào.

Bước 3: Bốc tro

Rửa tay: Người thực hiện nghi thức rửa sạch tay bằng rượu gừng

Bốc tro lần thứ nhất: Dùng tay (đã rửa sạch) bốc từng nắm tro cho vào bát hương. Trong quá trình bốc tro, tâm niệm về chữ “Sinh”, tưởng nhớ về cuộc đời và những kỷ niệm đẹp của người đã khuất.

Bốc tro lần thứ hai: Tiếp tục bốc tro và đặt vào bát hương. Lần này, tâm niệm về chữ “Lão”, suy ngẫm về quy luật sinh lão bệnh tử của đời người.

Bốc tro lần thứ ba: Bốc tro lần cuối cùng và đặt vào bát hương. Tâm niệm về chữ “Bệnh” và “Tử”, cầu mong người đã khuất được siêu thoát, không còn đau đớn bệnh tật.

Bước 4: Hoàn tất đặt bát hương lên bàn thờ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật và thực hiện các bước nghi lễ cần thiết, chúng ta bước vào công đoạn cuối cùng để hoàn tất nghi thức thờ cúng: đặt bát hương lên bàn thờ và thành tâm dâng hương, khấn vái.

cach-boc-bat-huong
Nghi thức bốc bát hương cần được thực hiện cẩn thận

Những trường hợp cần bốc bát hương

1. Chuyển đến nhà mới

Khi chuyển đến nhà mới, việc bốc bát hương là nghi thức quan trọng để “rước” thần linh, tổ tiên về nơi ở mới và “an cư lạc nghiệp”. Điều này giúp gia chủ cảm thấy yên tâm, vững vàng hơn khi bắt đầu cuộc sống tại nơi ở mới.

2. Bát hương cũ bị sứt mẻ, nứt vỡ

Bát hương bị sứt mẻ nứt vỡ được xem là điềm báo không tốt có thể ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe của gia đình. Vì vậy, gia chủ nên thay bát hương mới và thực hiện nghi thức bốc bát hương để cầu mong sự bình an, may mắn.

3. Bát hương cũ đã sử dụng quá lâu

Theo thời gian bát hương có thể bị mòn, phai màu hoặc tích tụ nhiều tàn hương. Việc thay bát hương mới và bốc bát hương giúp làm mới không gian thờ cúng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.

Lưu ý khi bốc bát hương

Ai bốc bát hương thì tốt? Người bốc bát hương nên là gia chủ, người có vai vế cao nhất trong nhà

Tâm lý thành kính, trang phục chỉnh tề

Không nói chuyện, cười đùa trong quá trình bốc bát hương

Không được làm rơi bát hương, không được để người ngoài chạm vào bát hương,…

Sau khi bốc và đặt bát hương nên ban thờ thì không được di chuyển

Một số câu hỏi thường gặp

  • Tự bốc bát hương có được không?

Trả lời: Hoàn toàn có thể tự bốc bát hương tại nhà. Việc này không đòi hỏi phải có thầy cúng hay người có chuyên môn thực hiện. Quan trọng nhất là tấm lòng thành kính của bạn đối với tổ tiên và thần linh.

  • Bát hương có cần phải thay mới thường xuyên không?

Trả lời: Bát hương không cần phải thay mới thường xuyên, chỉ khi bát hương quá cũ hoặc sang nhà mới

  • Thay bát hương mới vào tháng nào trong năm

Ở Việt Nam, việc thay bát hương mới thường được thực hiện vào những dịp cuối năm. Đây là thời điểm dọn dẹp, làm mới nhà cửa để chuẩn bị đón năm mới. Việc thay bát hương mới cũng mang ý nghĩa bỏ đi những điều không may mắn trong năm cũ và cầu mong những điều tốt lành cho năm mới.

  • Thời điểm bốc bát hương?
Bạn có thể tham khảo lịch vạn sự để chọn ra những ngày hoàng đạo, đại lợi hoặc những ngày có sao tốt chiếu để bốc bát hương
Nên chọn thời điểm là buổi sáng tránh bốc bát hương vào buổi trưa và buổi tối

Văn khấn bốc bát hương gia tiên

Trích theo quyển “ Tập Văn Cúng Gia Tiên ( Văn Khấn Nôm Tại Nhà ) “ của Đại Đức: Thích Thiền Phong ( Thẩm định và hiệu đính )

Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương trời mười phương chư phật, chư phật mười phương. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày … tháng … năm …

Tên con là …………………….

Ngụ tại …………………………….

Hôm nay ngày lành tháng tốt, con xin quan thần linh, gia tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh dòng họ (…) cho con được làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới) để thờ cúng gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh dòng họ (…) tại gia.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới) , kính xin các cụ chứng tâm chứng lễ về phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.

Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông, còn nhiều lầm lỗi. Con xin gia tiên nội ngoại, bà cô, ông mãnh xá lầm lỗi cho con, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu.

Con Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật! (3 lạy).cach-boc-bat-huong

Lời kết

Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn

Hy vọng rằng qua bài viết này, quý gia chủ đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách thức bốc bát hương đúng chuẩn. Chúc quý gia chủ luôn bình an, may mắn, gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống dưới sự phù hộ của tổ tiên.